Windy

Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ thăm Washington ngày 26-28/10, trở thành quan chức cấp cao nhất của Trung nổ hũ

【nổ hũ】Chuyến thăm 'mở đường' của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Mỹ

Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ thăm Washington ngày 26-28/10,ếnthămmởđườngcủaNgoạitrưởngTrungQuốctớiMỹnổ hũ trở thành quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc tới thủ đô Mỹ trong gần 5 năm qua. Đây cũng là chuyến thăm đáp lễ được chờ đợi từ lâu sau khi một số quan chức hàng đầu của Mỹ, trong đó có Ngoại trưởng Antony Blinken, đã đến thăm Bắc Kinh hồi mùa hè.

Giới quan sát tin rằng chuyến công tác của Ngoại trưởng Vương sẽ mở đường cho một cuộc gặp có thể diễn ra giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11, bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại San Francisco, Mỹ.

Đây là cuộc gặp rất được kỳ vọng, bởi nó có thể góp phần thúc đẩy lòng tin chính trị Mỹ - Trung ở cấp cao nhất, trong bối cảnh quan hệ song phương trở nên căng thẳng vì cạnh tranh chiến lược giữa hai siêu cường, cũng như loạt vấn đề khu vực và toàn cầu.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh hồi tháng 9. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh hồi tháng 9. Ảnh: Reuters

Quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chỉ bắt đầu có dấu hiệu cải thiện gần đây, khi Nhóm Công tác Kinh tế Mỹ - Trung được thành lập vào tháng 9 để thúc đẩy liên lạc về các vấn đề kinh tế và tài chính, sau cuộc hội đàm giữa Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại Bắc Kinh vào tháng 7.

Nhóm công tác đã tổ chức cuộc họp trực tuyến đầu tiên hôm 24/10, ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Vương Nghị. Cuộc thảo luận được Bộ Tài chính Trung Quốc mô tả là "sâu sắc, thẳng thắn và mang tính xây dựng".

Các nhà phân tích nhận định việc hai cường quốc tăng cường trao đổi và gặp gỡ có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang tiến hành chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc.

Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết các cuộc liên lạc gần đây cho thấy ông Tập nhiều khả năng sẽ tới San Francisco dự hội nghị APEC.

Theo Wu, chuyến thăm Washington của Ngoại trưởng Vương và việc truyền thông đưa tin rằng Phó thủ tướng Hà Lập Phong cũng có thể tới Mỹ là bằng chứng cho thấy phía Trung Quốc "đang cố gắng thảo luận với các đối tác Mỹ về một cuộc gặp tiềm năng" giữa hai lãnh đạo.

Ông dự đoán chủ đề này sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Trung Quốc khi ông gặp người đồng cấp Mỹ và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan.

Chong Ja Ian, phó giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, nhận định căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã lắng dịu phần nào nhưng "chưa rõ liệu quan hệ song phương có thực sự tan băng hay không".

Hồi đầu tháng, ông Tập đã gặp phái đoàn Mỹ do lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer dẫn đầu tại Bắc Kinh. Đây là nhóm nghị sĩ quốc hội Mỹ đầu tiên đến thăm Trung Quốc trong 4 năm qua.

Chuyến thăm Mỹ gần đây nhất của Chủ tịch Tập là vào tháng 4/2017, khi ông đến thăm tổng thống Donald Trump ở Florida. Ông Biden chưa từng tới Trung Quốc kể từ khi nhậm chức Tổng thống.

Từ thời Trump, Trung Quốc và Mỹ đã đối đầu về hàng loạt vấn đề, từ thương mại, công nghệ đến an ninh hay tranh cãi về nhân quyền. Căng thẳng dường như đã giảm bớt khi ông Tập và ông Biden gặp nhau bên lề hội nghị G20 ở Bali, Indonesia, hồi tháng 11 năm ngoái, nhưng mối quan hệ lại xấu đi khi Mỹ bắn hạ khí cầu Trung Quốc trên không phận hồi tháng hai.

Một số nguồn tin am hiểu vấn đề cho hay Mỹ đã mời lãnh đạo Trung Quốc tham dự hội nghị APEC, nhưng vẫn chưa có kế hoạch chắc chắn nào về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa ông Tập và ông Biden. Nhưng điều đó có thể xảy ra nếu ông Vương và ông Biden đạt được thỏa thuận trong cuộc gặp tuần này.

Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận liệu ông Tập có tham dự hội nghị APEC ở San Francisco hay không mà chỉ nói rằng sẽ công bố thông tin "vào thời điểm thích hợp".

Theo các nhà phân tích, chiến lược "chưa có gì chắc chắn" này giúp Bắc Kinh có thể linh hoạt hơn trong trường hợp họ cần rút lui.

"Nếu Bắc Kinh muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ hơn, họ hoàn toàn có thể công khai nói rằng cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo sẽ không diễn ra vì một số hành động từ phía bên kia khiến họ khó chịu", chuyên gia Chong từ Đại học Quốc gia Singapore bình luận.

Theo một chuyên gia Trung Quốc về quan hệ Mỹ - Trung, cách tiếp cận trên của Bắc Kinh nhằm giảm bớt kỳ vọng của công chúng và quản lý rủi ro trong quan hệ với Washington.

Giới chuyên gia cho rằng hội nghị thượng đỉnh Biden - Tập nếu được tiến hành từ chuyến thăm mở đường của ông Vương sẽ giúp hai cường quốc ổn định mối quan hệ. Tuy nhiên, họ không kỳ vọng cuộc gặp này sẽ mang lại đột phá do bối cảnh địa chính trị hiện nay.

"Khi Mỹ bước vào giai đoạn tranh cử tổng thống, ông Biden sẽ muốn được nhìn nhận như một lãnh đạo có khả năng đàm phán với các bên liên quan bên ngoài và duy trì các đường dây liên lạc cởi mở", Wu nhận xét. "Nhưng đồng thời, ông không được phép bị coi là yếu đuối trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc".

Nếu bị coi là "nhượng bộ" Trung Quốc, ông Biden nhiều khả năng sẽ đối mặt với làn sóng công kích từ đối thủ đảng Cộng hòa. Phe Cộng hòa gần đây thể hiện quan điểm ngày càng cứng rắn với Bắc Kinh, đặc biệt là ông Trump, ứng viên hàng đầu của đảng này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bali, Indonesia, tháng 11/2022. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bali, Indonesia, tháng 11/2022. Ảnh: Reuters

Một học giả Trung Quốc giấu tên cho biết đã có những dấu hiệu giảm căng thẳng trong các cuộc trao đổi gần đây giữa hai bên và chuyến thăm Mỹ của ông Vương sẽ là bước "khởi động" để tạo bầu không khí thích hợp cho hội nghị thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo.

Mỹ cũng mong muốn Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình với Iran và các nước khác ở Trung Đông để giúp ngăn chặn xung đột Israel - Hamas lan rộng. Chuyến thăm Washington sắp tới của Ngoại trưởng Vương là cơ hội để các quan chức Mỹ thuyết phục Trung Quốc làm điều này.

Theo giới phân tích, dù Trung Quốc bày tỏ lo ngại về cách tiếp cận của Mỹ đối với cuộc xung đột, hai bên đều có chung lợi ích trong việc kiềm chế chiến sự leo thang ngoài tầm kiểm soát.

Jon Alterman, người đứng đầu chương trình Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, trụ sở tại Washington, đánh giá Trung Quốc, với tư cách một nước tiêu thụ dầu lớn, chắc chắn có lợi ích trong việc ngăn chặn xung đột lan rộng ở Trung Đông, vì nó sẽ khiến giá dầu tăng.

Dù vậy, Trung Quốc không có nhiều đòn bẩy thực tế trong vấn đề Israel - Hamas, bởi nguồn lực an ninh và ngoại giao của nước này ở Trung Đông khá hạn chế. "Tôi nghĩ họ muốn có vai trò trong việc giải quyết vấn đề nhưng không cảm thấy cần phải tham gia hoặc có khả năng đẩy nhanh giải pháp", ông nói.

Nhưng các cuộc trao đổi giữa ông Vương Nghị và các quan chức cấp cao Mỹ trong chuyến thăm tuần này vẫn có vai trò rất quan trọng trong quan hệ song phương, bởi nó sẽ mở ra kênh tương tác lâu dài, ổn định cho hai nước.

"Tiếp xúc cấp cao giữa Trung Quốc và Mỹ đã nối lại với tốc độ nhanh hơn từ tháng 5, điều rõ ràng đã góp phần ổn định quan hệ", Diao Daming, chuyên gia tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận định. "Điều đó ngăn quan hệ Trung - Mỹ trở nên xấu đi".

Vũ Hoàng (Theo SCMP, Reuters, AFP, Global Times)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap